Ngày 17.11 Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất tổ chức sinh hoạt chuyên môn chuyên đề “tổng quan phương pháp lọc màng bụng, quản lý và điều trị nhiễm trùng trong lọc màng bụng.
Báo cáo viên tham dự có TS.BS. Nghiêm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Thận – Tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai. Ths. Bs Ngô Trung Dũng Trưởng khoa Thận nhân tạo bệnh viện Thận Hà Nội. Bà Hoàng Thị Vân Anh đại diện Baxter khu vực miền Bắc và miền Trung
Thạc sĩ bác sĩ Ngô Trung Dũng trưởng khoa Thận nhân tọa BV Thận Hà Nội bao cáo về tổng quan lọc màng bụng
Về phía Bệnh viện có BS.CK II Vương Trung Kiên– Giám đốc Bệnh viện cùng các y bác sĩ trong bệnh viện.
Chính sách lọc màng bụng (PD) đầu tiên đã được ban hành ở Hồng Kông từ năm 1985. Sau 35 năm thực hiện, chính sách đầu tiên của PD ở Hồng Kông đã ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam theo số liệu của cơ quan đăng ký thận Hồng Kông số bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối (ESKD) đang điều trị thay thế thận (KRT) tại Cơ quan Quản lý Bệnh viện ở Hồng Kông được thể hiện qua số lượng phổ biến của ba phương thức KRT-Cấy ghép, HD( chạy thận nhân tạo) và PD tính đến ngày 31 tháng 12 hàng năm. Từ năm 1996 đến 2021, bệnh nhân chạy thận nhân tạo tăng 3,06 lần từ 2261 lên 6909, trong đó bệnh nhân PD tăng từ 1865 lên 5086, tăng 2,73 lần
Ở Việt Nam, ở nước ta số lượng người bệnh suy thận mạn tính giai đoạn cuối ngày càng gia tăng. Hiện nay có trên 80.000 người bệnh suy thận mạn tính giai đoạn cuối, nhu cầu được sử dụng các phương pháp điều trị thay thế thận ngày càng lớn, trong khi đó tất cả các trung tâm thận nhân tạo trên toàn quốc đều bị quá tải, không đáp ứng nhu cầu lọc máu ngày càng tăng của người bệnh.
Các bác sĩ trong bệnh viên tham dự buổi sinh hoạt sổi nổi đặt nhiều câu hỏi cho báo cáo viên
Theo Ths.Bs Ngô Trung Dũng Trưởng khoa Thận nhân tạo , Bệnh viện Thận Hà Nội
hiện nay có ba phương pháp điều trị thay thế thận: chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc) và ghép thận. Trong đó, ghép thận là phương pháp tối ưu nhất song rất khó tìm được nguồn cho thận, chi phí cao (phẫu thuật và thuốc hằng ngày), nguy cơ thải ghép, tác dụng phụ của thuốc thải ghép. Phổ biến nhất hiện nay là chạy thận nhân tạo, tuy nhiên cuộc sống của bệnh nhân gắn liền với bệnh viện (3 lần/tuần), ăn kiêng nghiêm, tình trạng sức khỏe ít ổn định, thường mệt trước và sau lọc máu, nguy cơ nhiễm viêm gan siêu vi cao, chưa nói đến các cơ sở thiếu máy chạy thận do bệnh nhân đông.
Trong khi đó, lọc màng bụng là phương pháp sử dụng màng bụng của người bệnh làm màng lọc thay thế cho thận suy, để lọc các chất chuyển hoá, nước, điện giải ra khỏi cơ thể người bệnh và giúp cân bằng nội môi. Ưu điểm của nó là đơn giản, dễ thực hiện, người bệnh có thể thực hiện tại nhà, phù hợp cho mọi lứa tuổi, bảo tồn chức năng thận tốt, mang lại hiệu quả cao.
Bệnh nhân không lệ thuộc vào bệnh viện , chỉ đến bệnh viện 1lần / tháng để tái khám và nhận dịch lọc tiếp tục làm tại nhà, bệnh nhân có thể đi làm hay đi học, ghi nhận có bệnh nhân đã duy trì lọc màng bụng 18 năm tại Việt Nam. Với tính ưu việt này, bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất đã đưa phương pháp lọc màng bụng vào điều trị cho bệnh nhân dự kiên triển khai vào quý I năm 2024.
BS.CKII Vương Trung Kiên Giám đốc Bệnh viện cho biết, hiện nay bệnh nhân suy thận khá nhiều, trong khi chạy thận nhân tạo đang quá tải thì lọc màng bụng là một phương pháp lựa chọn tốt cho bệnh nhân.
“ Để triển khai kỹ thuật lọc màng bụng, hiện bệnh viện đã cử ê kíp đi đào tạo ở bệnh viện tuyến trên, chuẩn bị máy móc, trang thiết bị để triển khai kỹ thuật dự kiến vào quý 1 năm 2024 với mong muốn trong tương lai mang lại nhiều niềm vui cho những bệnh nhân có bệnh lý thận mạn tính trên địa bàn huyện và các vùng lân cận.
Hoạt động sinh hoạt khoa học được diễn ra định kì vào thứ 4 hàng tuần cùng các chuyên gia từ các bệnh viện đầu ngành, tuyến trung ương nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, cập nhật các thông tin, phương pháp điều trị mới trong chuyên ngành, từ đó áp dụng vào thực tiễn điều trị, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất.