MỔ CẤP CỨU KỊP THỜI CHO SẢN PHỤ BỊ THẮT DÂY RAU
Ngày 31.7.2022, sản phụ N.T.L 28 tuổi, ở xã Phùng Xá. Chào đón con gái nặng 3.3kg ở
tuần thứ 40, khỏe mạnh, bụ bẫm, khóc to và sản phụ hồi phục tốt sau mổ.
Chị L là sản phụ mang thai lần 4, 3 lần trước đó chị sinh thường rất thuận lợi. Ở tuần thứ 40
chị vẫn đang chờ một cơn chuyển dạ để đón con chào đời, quyết định lựa chọn khoa Sản
của BVĐK huyện Thạch Thất là nơi vượt cạn, chị đã đến để đăng ký sinh thường. Sau khi
được thăm khám và siêu âm kiểm tra cho thấy có hình ảnh dây rau thắt nút. Bằng kinh
nghiệm lâm sàng BSCKI Nguyễn Tiến Thành quyết định mổ cấp cứu cho sản phụ ngay
trong đêm trực.
Bs Thành cho biết, dây rau đóng vai trò như một cầu nối giữa bào thai và nhau thai, cho
phép di chuyển các chất dinh dưỡng cho thai và cung cấp oxy cho thai nhi. Nếu dây rau bị
thắt nút thì dinh dưỡng và oxy sẽ bị cắt đứt hoàn toàn thai nhi sẽ gặp nguy hiểm và nguy cơ
tử vong là rất cao. Các biến chứng của thắt dây rau có thể xảy ra trước sinh và trong sinh,
nên phải được cấp cứu ngay lập tức để ngăn chặn thai chết trong tử cung.
Với sự phối hợp liên khoa Sản, Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê hồi sức, cùng đội ngũ bác sĩ
giỏi và trang thiết bị hiện đại ca phẫu thuật diễn ra nhanh chóng. Bé gái đã ra đời và cất
tiếng khóc ngay khi ra khỏi bụng mẹ đó là niềm vui của tất cả êkip gây mê phẫu thuật cùng
sản phụ, nếu không phát hiện kịp thời trẻ sẽ phải đối mặt với các nguy suy thai, ngạt sau
sinh, thậm chí là lưu thai.
Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ dây rốn thắt nút như: dây rốn dài, đa ối, kích thước thai
nhi nhỏ, thai nhi là bé trai, mẹ bị tiểu đường thai kỳ, song thai 1 túi ối vv... để mang lại
những điều tốt nhất cho bệnh nhân, khoa Sản cũng như BV ĐK huyện Thạch Thất luôn
không ngừng nỗ lực cải thiện cũng như nâng cao trình độ, kỹ thuật nhằm đáp ứng được nhu
cầu của bệnh nhân. Vậy nên các sản phụ hãy đi khám định kỳ để được tư vấn và phát hiện
sớm những yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng xấu đến chính mình và thai nhi nhé!
Các tin khác