ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ - CHĂM SÓC TẬN TÌNH
Đường dây nóng: 0966101616
 
 

"Mang nặng đẻ không đau là có thật" Bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng tại bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất

23/09/2022

Với mỗi người phụ nữ thì việc làm làm mẹ là điều tuyệt vời và thiêng liêng nhất trong cuộc đời. Có nhiều phụ nữ muốn sinh con hoặc muốn sinh nhiều con lại sợ cảm giác đau đớn lúc chuyển dạ!
Thấu hiểu nỗi niềm đó của sản phụ cũng như để người phụ nữ hưởng trọn niềm vui được nhìn thấy con yêu khi chào đời . Kỹ thuật “Giảm đau trong chuyển dạ” hay còn gọi là “Giảm đau trong đẻ” bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng đã ra đời. Phương pháp này  đã được áp dụng ở các nước tiên tiến trên Thế giới và hiện được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Tại một số bệnh viện lớn tuyến Trung ương, tỷ lệ sản phụ sử dụng phương pháp giảm đau trong đẻ chiếm tới 70 – 80% tổng số ca sinh thường
Ngày 20/9/2022 được sự hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật của PGS.TS Nguyễn Đức Lam và các cộng sự là các chuyên gia đầu ngành Sản khoa, gây mê hồi sức của bệnh viện tuyến cuối và chỉ đạo tuyến toàn miền Bắc. Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất đã thực hiện thành công 2 ca giảm đau bằng phương pháp gây tê màng cứng (1 ca giảm đau trong chuyển dạ, 1 ca giảm đau sau đẻ) mang lại kết quả rất tốt đặt dấu mốc lớn trong phát triển kỹ thuật mới tại bệnh viện.
 

Với mỗi người phụ nữ thì việc làm làm mẹ là điều tuyệt vời và thiêng liêng nhất trong cuộc đời. Có nhiều phụ nữ muốn sinh con hoặc muốn sinh nhiều con lại sợ cảm giác đau đớn lúc chuyển dạ!
Thấu hiểu nỗi niềm đó của sản phụ cũng như để người phụ nữ hưởng trọn niềm vui được nhìn thấy con yêu khi chào đời . Kỹ thuật “Giảm đau trong chuyển dạ” hay còn gọi là “Giảm đau trong đẻ” bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng đã ra đời. Phương pháp này  đã được áp dụng ở các nước tiên tiến trên Thế giới và hiện được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Tại một số bệnh viện lớn tuyến Trung ương, tỷ lệ sản phụ sử dụng phương pháp giảm đau trong đẻ chiếm tới 70 – 80% tổng số ca sinh thường
Ngày 20/9/2022 được sự hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật của PGS.TS Nguyễn Đức Lam và các cộng sự là các chuyên gia đầu ngành Sản khoa, gây mê hồi sức của bệnh viện tuyến cuối và chỉ đạo tuyến toàn miền Bắc. Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất đã thực hiện thành công 2 ca giảm đau bằng phương pháp gây tê màng cứng (1 ca giảm đau trong chuyển dạ, 1 ca giảm đau sau đẻ) mang lại kết quả rất tốt đặt dấu mốc lớn trong phát triển kỹ thuật mới tại bệnh viện.
Bệnh nhân sau khi được áp dụng kỹ thuật giảm đau đều hồi phục sức khỏe tốt, mẹ và bé đều ổn định.
Với sự quan tâm đầu tư của ban lãnh đạo bệnh viện về cơ sở trang thiết bị hiện đại, các bác sĩ, nữ hộ sinh được đào tạo bài bản tại các bệnh viện đầu ngành về Sản khoa hứa hẹn sẽ đáp ứng tốt nguyện vọng và nhu cầu của người dân trên địa bàn huyện cũng như các vùng lân cận !
Kỹ thuật giảm đau trong chuyển dạ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng được rất nhiều sản phụ quan tâm và có nhiều câu hỏi thắc mắc liệu phương pháp này có an toàn không? Có phù hợp với mình không ?
Bác sĩ Chuyên khoa gây mê hồi sức Nguyễn Văn Vĩnh  người trực tiếp thực hiện các phương pháp gây tê ngoài màng cứng giảm cơn đau cho các sản phụ có những trao đổi cụ thể về kỹ thuật này!
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng là gì và có lợi gì trong quá trình chuyển dạ?
Bác sỹ Vĩnh  cho biết: “Giảm đau trong chuyển dạ” hay còn gọi là “Giảm đau trong đẻ” bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng từ lâu đã được áp dụng ở các nước tiên tiến trên Thế giới và hiện được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Tại một số bệnh viện lớn tuyến Trung ương, tỷ lệ sản phụ sử dụng phương pháp giảm đau trong đẻ chiếm tới 70 – 80% tổng số ca sinh thường. Gây tê ngoài màng cứng được bác sỹ thực hiện khi cổ tử cung của sản phụ mở được khoảng 02 – 03 cm để giảm đau do cơn co tử cung trong chuyển dạKhi thực hiện kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng, bác sỹ Gây mê hồi sức sẽ đặt một ống thông catheter rất nhỏ vào khoang ngoài màng cứng ở cột sống lưng. Ống thông catheter này sau đó được dán cố định bằng băng keo dọc theo lưng về phía vai của sản phụ. Thuốc gây tê sẽ được truyền liên tục qua ống thông này để ngăn dẫn truyền cảm giác đau khi chuyển dạ. Dưới tác dụng của thuốc gây tê ngoài màng cứng, sản phụ sẽ giảm được khoảng 70 % – 80% mức độ đau so với  trước khi gây tê.
Với phương pháp đẻ thường mà không dùng kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng, tử cung của sản phụ co bóp mạnh, cổ tử cung mở ra để sinh em bé và sự giãn nở tầng sinh môn tạo ra những cơn đau dữ dội đôi khi quá mức chịu đựng của người mẹ, khiến người mẹ lo lắng, mệt mỏi gây kiệt sức, không còn sức để rặn đẻ và em bé có thể bị thiếu oxy. Tuy nhiên với phương pháp gây tê ngoài màng cứng sẽ giúp ngăn chặn cơn đau trong quá trình chuyển dạ, cuộc chuyển dạ và sinh nở trở nên dễ dàng hơn, bác sỹ sản khoa sẽ chỉ huy cuộc đẻ theo hướng tốt nhất cho mẹ và em bé khiến sản phụ cảm thấy hoàn toàn toàn thoải mái và không bị mất sức. Dễ nhận thấy rằng giảm đau trong đẻ không chỉ xoa dịu về thể xác mà còn nâng đỡ về tinh thần giúp sản phụ lấy lại cân bằng tâm, sinh lý, hợp tác tốt với nhân viên y tế trong quá trình chuyển dạ, thậm chí không còn cảm thấy ám ảnh về mặt tâm lý để sẵn sàng cho những lần sinh nở tiếp theo. Đặc biệt phương pháp này còn thích hợp với các mẹ có bệnh tăng huyết áp, hen suyễn và một số bệnh tim mạch.
Sau khi thực hiện kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng cho sản phụ trong chuyển dạ , cũng như giảm đau sau mổ đều giúp cho bệnh nhân trải qua cuộc đẻ thoải mái giúp nhanh hồi phục sức khỏe .
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng tới mẹ và em bé không?
Với thai nhi thì việc sử dụng nồng độ thuốc giảm đau thấp hoàn toàn không ảnh hưởng tới em bé. Phương pháp gây tê ngoài màng cứng chỉ ngăn chặn dẫn truyền cảm giác đau ở sản phụ mà không gây hại cho trẻ.
Với sản phụ thì bên cạnh tác dụng ngăn chặn cơn đau trong quá trình chuyển dạ thì phương pháp gây tê ngoài màng cứng cũng có thể gây nên những tác dụng không mong muốn như: giãn mạch, tụt huyết áp, nhưng đề phòng được bằng truyền dịch trước, trong khi gây tê. Cơn co tử cung có thể ảnh hưởng phần nào bởi thuốc gây tê nhưng hoàn toàn khắc phục được bằng việc theo dõi tần số tim thai và cường độ cơn co nhờ monitor sản khoa và điều chỉnh bằng thuốc oxytocin giúp thúc đẩy cơn co tử cung tốt hơn. Đau lưng chính là điều lo lắng nhất của sản phụ cũng như người thân khi tìm hiểu về phương pháp giảm đau trong đẻ bằng kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng nhưng về phương diện khoa học, không có một nghiên cứu nào chỉ ra rằng đau lưng sau sinh là do gây tê ngoài màng cứng, và ngay cả khi không áp dụng kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng thì sản phụ cũng có thể bị đau mỏi ở vùng lưng sau khi sinh do những thay đổi sinh lý trong quá trình mang thai gây ảnh hưởng tới cột sống, tư thế sai khi ngồi cho bé bú, thay tã, thức chăm bé, ngồi nhiều… Dễ thấy rất nhiều phụ nữ đẻ thường không can thiệp cũng đau lưng và có rất nhiều vấn đề về cột sống sau sinh đẻ.
Những sản phụ nào thích hợp đẻ không đau?
Những sản phụ mà theo dõi đẻ thường được đều có thể dùng kỹ thuật “Giảm đau trong đẻ” khi có nhu cầu, chống chỉ định với  những sản phụ mắc một số bệnh lý như: gù vẹo cột sống thắt lưng, dị ứng thuốc tê, nhiễm trùng toàn thân và rối loạn đông máu…
Sản phụ cần làm gì khi  đẻ không đau?
Như mọi cuộc đẻ khác sản phụ đều được theo dõi trong suốt thời gian chuyển dạ, nếu tiến triển tốt các mẹ sẽ đẻ thường, nhưng nếu khó khăn các mẹ sẽ được mổ đẻ và kỹ thuật Giảm đau trong đẻ sẽ được dùng để giảm đau trong mổ và sau mổ 48h, đó là khoảng thời gian đau nhất sau mổ để sản phụ có trải nghiệm đẻ không đau cho đến khi ra viện mà vẫn đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Hiện tại với sự nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ , bệnh viện đã làm chủ được rất nhiều kỹ thuật mới, trong đó có kỹ thuật giảm đau ngoài màng cứng áp dụng tại khoa Sản phục vụ cho các sản phụ khi đi sinh tại bệnh viện Thạch Thất nhằm ngày một nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
 

Các tin khác